Tiến Linh, Ngọc Hải muốn kiến tạo cho HLV Lê Huỳnh Đức trong trận đối đầu Rivaldo
Trong năm 2024, hoạt động tín dụng của ACB đạt 581 nghìn tỉ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm, vượt xa mức tăng trưởng trung bình ngành từ năm 2016. ACB duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, đảm bảo chất lượng danh mục cho vay nhờ tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro thấp.Với hơn 90% danh mục cho vay thuộc về khách hàng bán lẻ, ACB thực hiện chiến lược phân tán rủi ro hiệu quả, tạo sự khác biệt so với nhiều ngân hàng khác trong ngành. Tín dụng doanh nghiệp tăng đến 25% trong năm 2024, giúp ACB đảm bảo cân bằng giữa phân khúc cá nhân và doanh nghiệp.Tính đến cuối năm, tỷ lệ nợ xấu (chưa tính CIC) của ACB đạt 1,39%, nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Từ năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn thấp hơn đáng kể so với Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống.Nguồn vốn huy động của ACB được quản lý hiệu quả, đảm bảo cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng.Ngân hàng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, cải tiến sản phẩm, dịch vụ và mở rộng các kênh huy động, qua đó nâng tổng quy mô huy động, bao gồm phát hành giấy tờ có giá ước tính 639 nghìn tỉ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm. Trong đó, huy động tiền gửi từ khách hàng ước đạt hơn 537 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 11,3%, với tỷ lệ CASA đạt 23%, cải thiện so với mức 22,2% của quý 3.Sự gia tăng tỷ lệ CASA cho thấy mức độ tin cậy ngày càng cao của khách hàng đối với ACB. Ngân hàng đã triển khai các giải pháp nhằm tăng cường thu hút tiền gửi, bao gồm chiến dịch "Đồng minh thông thái" hỗ trợ các hộ kinh doanh với các tiện ích quản lý cửa hàng; nâng cấp dịch vụ tài chính cao cấp dành cho nhóm khách hàng ưu tiên.Nhờ đó, ACB đã huy động thành công các nguồn vốn ổn định và dài hạn, góp phần cải thiện cơ cấu nguồn vốn và hỗ trợ hoạt động kinh doanh bền vững.ACB được ghi nhận là một trong những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện và tuân thủ các nguyên tắc thận trọng nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống quản trị này không chỉ giúp ACB kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tốc độ tăng trưởng an toàn và ổn định trong nhiều năm qua.Dự kiến đến cuối năm 2024, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) của ACB tiếp tục duy trì trên 12%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Hệ số rủi ro đối với tài sản có được kiểm soát ổn định ở mức khoảng 70%, nằm trong nhóm thấp nhất ngành.ACB cũng chủ động rà soát và điều chỉnh các chính sách tín dụng, đảm bảo phù hợp với diễn biến thị trường và hạn chế tối đa các rủi ro tiềm ẩn. Các chỉ số thanh khoản luôn được giữ ở mức an toàn với tỷ lệ LDR (cho vay trên huy động) đạt 78%, trong khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn duy trì khoảng 20%.Hệ thống quản trị rủi ro của ACB liên tục được nâng cấp theo các chuẩn mực quốc tế, bao gồm Basel II và Basel III. Điều này được PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - xác nhận trong giai đoạn 2022 - 2023. ACB đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn quản trị, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Basel, hướng tới việc áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến nhất.Với tỷ lệ ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) duy trì trên 20%, ACB không chỉ dẫn đầu trong ngành ngân hàng mà còn cho thấy khả năng sinh lời cao và bền vững. Sự kết hợp giữa tỷ suất sinh lời ấn tượng và tỷ lệ nợ xấu thấp phản ánh chiến lược phát triển dài hạn và nền tảng vững chắc của ngân hàng.Những thành tựu nổi bật trong năm 2024 đã giúp ACB nhận được sự ghi nhận tích cực từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước. Các đánh giá này phản ánh rõ khả năng sinh lời bền vững, hiệu quả quản trị rủi ro và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngân hàng.Fitch Ratings, một trong những tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới, đã nâng triển vọng của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực". Điều này thể hiện niềm tin vào sự cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng trong 12 - 18 tháng tới, nhờ vào môi trường kinh tế thuận lợi, quy trình thẩm định chặt chẽ và các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, Moody's và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập FiinRatings cũng ghi nhận năng lực sinh lời ổn định và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng của ACB.Không chỉ dừng lại ở đó, ACB còn được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá. Nổi bật là "Ngân hàng có Quản trị công ty tốt nhất Việt Nam 2024" và "Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2024" do Global Banking and Finance Review trao tặng. Ngoài ra, ACB cũng vào "TOP 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất" do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi tổ chức; "TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024" của Forbes; và "TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" của Nhịp Cầu Đầu Tư.Vào tháng 12, ACB tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao tặng danh hiệu "Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ 2024". Giải thưởng này phản ánh rõ nét sự bứt phá trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng suốt năm qua.Hàng triệu người 'phát cuồng' với... tiếng lật giấy, gõ bàn phím
Hội thảo cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ của Khu Công nghệ cao TPHCM giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045, với mục tiêu xây dựng Khu Công nghệ cao TP.HCM trở thành Khu Công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo, là hạt nhân của khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông thành phố.Đây là nơi tập trung các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng trưởng cao, thu hút vốn, công nghệ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thích nghi với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói chung.Phát biểu khai mạc, GS-TS Nguyễn Kỳ Phùng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, cho biết: Khu Công nghệ cao đã trải qua 22 năm hình thành và phát triển, trong quá trình đó, Khu Công nghệ cao đã thu hút rất nhiều dự án công nghệ cao, các tập đoàn lớn hàng đầu trên thế giới đến đầu tư, đây cũng là nơi tập trung liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, góp phần cải thiện, nâng cao năng lực đầu tư của TP.HCM - vùng kinh tế trọng điểm phía nam và của cả nước.Tại hội thảo, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã đề xuất một số góp ý nhằm phát triển Khu Công nghệ cao như: Xác định hiện trạng các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM trong thời gian qua; Xác định định hướng phát triển các khu công nghiệp tại TP.HCM; Vai trò Khu Công nghệ cao trong thúc đẩy chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao và hình thành các cụm công nghiệp cộng sinh; Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các khu công nghiệp thành khu công nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.Trong những năm qua, Khu Công nghệ cao TP.HCM đã có nhiều thành tựu đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Trong đó, có thể kể đến như hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động, xuất nhập khẩu, đặc biệt là sức lan tỏa và tạo nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, các nhà khoa học, doanh nghiệp về phát triển khoa học công nghệ, kích thích sự đổi mới sáng tạo.
170 vận động viên nước ngoài tham gia giải chạy địa hình Lâm Đồng Trail 2022
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Chiến sự Ukraine ngày 717: Kyiv gặp khó tại Avdiivka, Kharkiv bị tấn công lớn
+Pha ghi điểm của năm: Kentrell Barkley (CLB Saigon Heat)